Truyện ngắn tình yêu: Trở Về (tác giả: Trịnh Đình Nghi)

29/3/18
(iini.net) Khi đoàn tầu chạy ngang qua vùng quê mình, Cần đã cố nhoài ra cửa sổ toa tầu để được nhìn lại một lần nữa khung cảnh làng quê nơi mà chẳng biết bao giờ cô mới trở lại nữa. Cần bất chợt rùng mình khi nhìn về phía cánh đồng làng nơi có cái trang trại nhỏ mà cô đã có một đêm mê muội để rồi bây giờ cứ nghĩ đến là cô lại thấy như muốn nghẹt thở.

Truyện ngắn tình yêu: Trở Về (ảnh minh họa)

Một gã đàn ông cùng làng đã ngoài năm mươi tuổi nghe nói ngày trước gã đi làm công nhân nông trường ở một tỉnh miền núi. Cũng có vợ con nhưng rồi chả hiểu sao gã bỏ vợ, bỏ việc về quê mua mấy sào ruộng trũng ở giữa cánh đồng rồi cứ một mình ngày đêm hì hục đào ao thả cá, nuôi vịt hình thành nên cái trang trại ấy.
Cái trang trại ấy, nhìn lại, Cần rưng rưng, nơi mà bao nhiêu năm cô luôn né tránh thì có một ngày nó lại làm cô phải trốn chạy khỏi luỹ tre làng.

Cần đi làm dâu năm mười chín tuổi. Ngãi, chồng cô, cũng là người cùng xóm lại là bạn học cùng trang cùng lứa với nhau. Trước khi Ngãi được gọi nhập ngũ thì gia đình bên ấy sang ngỏ lời xin Cần về làm dâu. Con gái ở quê lại học hành chẳng đến nơi đến chốn mong gì chuyện đi đây đi đó. Vả lại trong số trai làng thì Ngãi cũng là người hiền lành, gia đình nền nếp. Suy đi tính lại ở quê làm ruộng thì sớm muộn cũng phải lấy chồng, mà gia đình Ngãi lại là chỗ hàng xóm láng giềng gần gũi có chạy đi chạy về cũng tiện. Thế là Cần đồng ý.

Cưới nhau được một tuần thì Ngãi nhập ngũ, mỗi lần có ghé về cũng chỉ vài ba ngày. Khi Ngãi hết nghĩa vụ quân sự, cả nhà hoan hỉ vì anh được ưu tiên chọn đi lao động ở Liên Xô hai năm. Được ba ngày tranh thủ thăm nhà rồi vợ chồng lại chia tay nhau.

Những năm đầu thỉnh thoảng chồng cũng có nhắn, có thư về, nhưng rồi nghe nói Liên Xô sụp đổ, lao động Việt Nam cũng chẳng còn việc làm nên tự do tứ tán mỗi người một nơi, đa phần là không có tiền để về. Thế là từ đó chẳng thấy tin tức gì của Ngãi, chạy vạy hỏi han nơi này nơi khác nhưng cũng chẳng có ai biết, Cần chỉ còn biết âm thầm chịu đưng chứ kêu ca khóc lóc với ai được. Mẹ chồng thì còn đau khổ hơn cả cô nữa. Từ đó mẹ con Cần cứ lầm lũi mà hy vọng.

Cần khi đó đang tuổi xuân phơi phới. Mà cái trò đời, đàn bà một khi đã ngấm hơi đàn ông rồi là nó như lửa ủ trong người chỉ chực bùng lên. Vắng chồng, chả đêm nào Cần nằm mà lại không nghĩ đến cảnh ái ân. Khốn khổ là những đêm mưa gió đầy trời hoặc trăng thanh gió mát, cứ gồng mình cứ cắn răng mà chịu, chịu đến vã mồ hôi, dồn nén đến đau đầu chóng mặt, đầu giường lúc nào cũng sẵn cả mớ Decongen. Nghe nói uống cho hạ dục nhẹ đầu chứ nào phải đau ốm gì đâu.

Làng quê đâu phải như phố láng hay ở chốn hoang vu, đêm hôm cứ bước ra khỏi nhà là chó sủa ầm ĩ như có trộm. Chồng xa vắng thì mẹ chồng lại càng xét nét xăm soi. Mà đâu chỉ riêng mẹ chồng, trong làng trong xóm chả ai giấu nổi chuyện gì với mấy bà mấy mụ ngồi lê đôi mách đặt đít là đặt chuyện, dệt thêu mắm muối. Nhục lắm !

Thôi thì ban ngày công việc cứ dềnh dàng, có xay lúa giã gạo, băm bèo thái khoai gì thì cũng để dành việc đến tối mà làm, cứ hùng hục quần quật như thế cho bã người rồi lăn ra mà ngủ còn đỡ khổ, hơn là cứ ngả cái lưng là lại thấy toàn thân bừng bừng như bốc hoả. Có những khi vã quá thì nhét cả mấy ngón tay vào mà khua khoắng, nước nôi nhớp nháp rồi ra xối nước ầm ầm mới cắt cơn.
Tệ hơn là có lần cắn răng không nổi bóc cả quả chuối tiêu mà nhét mà thụt rồi khép đùi mà xiết nát cả quả chuối, lại phải ngồi mà moi ra từng tý. Khốn khổ !

Có nhiều đêm Cần nhớ chồng quay quắt, càng nhớ càng vật vã, nửa đêm quảy gánh mạ phăm phăm lội ruộng ngã lên ngã xuống. Ừ, thì thà rằng như thế còn được mẹ chồng khoe khắp xóm, con mẹ Ngãi nó chịu thương chịu khó, đi cấy từ nửa đêm.

Khi không thời vụ gì thì cũng xách xô xách giỏ ra đồng ngụp lặn âm u mò cua mò ốc. Còn biết làm sao được, cứ lăn ra như thế, cứ làm như thể muốn cho chết đi, thà chết đi còn hơn là cứ cắn răng, gồng mình mà giằng giật với khát khao, nhung nhớ.

Một đêm trăng thanh, đã khuya lắm Cần thấy nhớ chồng đến nghẹt thở, không cầm cự nổi cơn nhục dục dâng lên như sóng, cô xách giỏ xô cổng chạy như ma đuổi ra cánh đồng, bước thấp bước cao, dục bốc lên mờ cả mắt bủn rủn cả chân tay. Đôi chân quáng quàng mộng du thế nào cô lại đẩy ngã dúi dụi vào cửa lều của cái trang trại giữa cánh đồng.

Nghe tiếng động gã chủ trang trại mình trần trùng trục chạy ra đỡ Cần dậy. Không còn định vị được mình, người cô cứ như mê muội, thở dốc. Gã đưa cô vào trong gian lều coi cá của gã đặt cô nằm xuống chiếc phản gỗ. Cần vẫn cứ mê đi, dù biết tay gã đang lần khắp người nhưng cô mặc kệ. Khi bàn tay gã chạm vào dòng dâm thuỷ lênh láng nhầy nhẫy của cô phun trào, là lúc gã đã hiểu ra. Sự ngấu nghiến của gã đã làm cho cơn nộ dâm chất chứa trong Cần bùng lên man dại. Cần cào cấu rên xiết, nghiến răng trợn mắt, cong mình rướn lên như muốn vắt kiệt sinh lực gã đàn ông lực điền. Cần đã bung, đã thỏa, đã loã mê đi trong cơn khát bấy lâu dồn nén. Khi gã nghiến răng hực lên trong cổ họng cũng là lúc Cần thấy cơn khoái lạc trào lên cực điểm. Cô cong người hai chân vòng lên kẹp chặt gã mà xiết, không biết rằng cô đã cắn bật máu bờ vai gã tự lúc nào.

Cơn hoan lạc qua đi rồi, như người chợt tỉnh cơn mê, Cần vơ vội bộ quần áo mặc vào người rồi lao ra khỏi căn lều. Tự nhiên cô thấy hoảng sợ, không hiểu tại sao cô lại có thể vào căn lều ấy mà hoang dâm với gã. Cái trang trại giữa cánh đồng với một mình gã đàn ông, cái nơi mà hàng ngày đi làm cô chẳng bao giờ dám bén mảng tới. Làm sao lại có thể vào chỗ ấy, khi mà Cần luôn phải tỏ ra dửng dưng với đàn ông, luôn phải tỏ ra cáu bẳn khó tính, không dám lui tới những nơi tụ tập đông vui vì cô biết xung quanh cô là ánh mắt dõi theo của mẹ chồng, của hàng xóm láng giềng. Họ soi từ lời cô nói, miệng cô cười cho đến cái hoa cỏ may vương nơi gấu quần gấu áo.

Từ cái đêm ngã ở trang trại giữa đồng trở về, Cần luôn có cảm giác lo sợ. Cần thấy như mình là một kẻ tội đồ. Cô càng như thu mình lại, ít nói cười, lặng lẽ làm lụng. Mỗi khi đi làm đồng, Cần không dám nhìn, không dám đi qua cái trang trại ấy.

Cần đã chết điếng khi đến ngày kinh nguyệt mà điều thường kỳ ấy đã không xảy ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, Cần đã có thai với gã hàng xóm có cái trang trại giữa cánh đồng. Cô hoang mang sợ hãi. Bao nhiêu câu hỏi dồn dập ùa đến. Liệu cô có sống nổi với miệng lưỡi búa rìu ở cái làng này không, nếu như mọi người biết rằng cô đã gian dâm với gã. Liệu mẹ cô và gia đình có để cho cô yên? Hoang mang sợ hãi nhưng lúc tĩnh trí, trong Cần lại nhen nhóm một niềm vui, rằng khi đã gần bốn mươi tuổi đầu cô sẽ có con sẽ được làm mẹ. Cô sẽ sống với con của mình, sẽ yêu thương chăm bẵm nuôi dạy nó. Chồng đã không mang lại hạnh phúc cho cô thì đứa con sẽ là niềm an ủi bù đắp. Chỉ cần niềm an ủi đó thôi, Cần thấy mình có đủ sức mạnh để bỏ mặc ngoài tai những lời dè bỉu, những ánh mắt khinh khi của người đời. Cần sẽ bất chấp tất cả.

Nghĩ vậy thôi, nhưng niềm vui thầm kín ấy thực ra không đủ để khoả lấp thực tại, khi mà chỉ một tiếng e hèm vô tình của mẹ chồng cũng làm Cần giật mình hoảng sợ đến thót tim. Nghĩ đến cảnh mọi người cứ réo bâng quơ tên gã hàng xóm mỗi khi gặp cô là cần cảm thấy đất dưới chân muốn sụt rồi. Cần không còn dám nhìn thẳng vào mắt mẹ chồng, luôn cố tạo ra công việc để làm, nhằm tránh phải va chạm với bà.

Càng muốn che dấu thì những biểu hiện của cơ thể của Cần, những hành động quên quên nhớ nhớ lại càng như muốn tố bí mật cô đang cất giữ. Cần thảng thốt nhận ra mẹ chồng đã biết chuyện cô có thai với gã chủ trang trại, từ việc bà vô tình nhìn thấy hai quả khế xanh ở đầu giường của cô, đến ánh mắt bà nhìn chằm chằm vào đôi lông mày dựng lên, cái cổ ngẳng lộ dần những lằn gân xanh của cô, từ những lời nói vào ra bóng gió úp mở xa xôi của bà. Mỗi lần nghe mẹ chồng chì chiết, “nhà này không chứa loại lăng loàn, loài tu hú”, Cần cảm thấy nhói đau trong tim, thấy nghẹn trong lòng. Tâm trí cô giằng xé dày vò cái suy nghĩ nên để hay nên phá bỏ cái thai đây? Hàng đêm nước mắt cần ướt gối. Cô hận chồng đã bỏ mặc cô mười mấy năm trời đằng đẵng. Cô hận mình, hận cho cái kiếp đàn bà. Thật không có cái khổ nào bằng nỗi khổ nhục dục dày vò thân xác.

Nhưng mẹ chồng cũng là đàn bà. Cần biết mẹ chồng cô cũng thương xót cô ít nhiều, nên dù biết cô đã hoang thai bà cũng chỉ xa xôi bóng gió vậy thôi. Là người làng người xóm với nhau, lại mười mấy năm làm dâu Cần hiểu mẹ chồng mình là người kín đáo, tình cảm. Nhà chỉ có hai mẹ con, đã nhiều lúc bà tỏ ra xót xa cho con dâu có chồng mà cứ như không nên dù có những lúc Cần có cãi lời trái ý thì bà cũng chỉ im lặng hoặc giả có nặng nề thì cũng chỉ buông một câu mát mẻ: là tôi chỉ nói vậy, còn thì tuỳ chị.

Càng thương mẹ chồng Cần càng thấy giằng xé, day dứt… Cô thấy mình không thể cứ phớt đời, cứ nhởn nhơ bất chấp để mẹ chồng phải chịu nhục với dân làng vì đứa con dâu lăng loàn đổ đốn. Cay đắng hơn là cô lại chửa hoang với chính người trong làng trong xóm. Nhưng bỏ đứa con đi thì Cần không muốn, không thể. Cần đã suy nghĩ kỹ rồi, chồng thì biền biệt hơn chục năm trời không tin tức, chẳng biết rồi có về không mà có về thì tuổi cũng đã cao, liệu chuyện con cái có được như mong muốn. Cần thì đã gần bốn mươi tuổi rồi, chẳng lẽ suốt đời cô quạnh. Dù mẹ chồng và chồng cô có không tha thứ và làng nước có dằn hắt xỉa xói thế nào đi nữa, cô cũng sẽ nhất định sẽ không phá bỏ cái thai.

Sau nhiều đêm suy nghĩ, Cần quyết định sẽ đi khỏi cái làng này thật xa. Nhưng đi đâu khi mà cả đời cô chưa ra khỏi cái luỹ tre làng? Có một người mà Cần nghĩ đến đó là một bà cô họ đang sống đơn thân ở một tỉnh miền ngược. Cần sẽ đến và thú nhận tất cả và cô sẽ ở đó để sinh con, rồi mọi chuyện sẽ tính toán sau.

Trong khi mẹ và vợ cạn nước mắt vì đợi chờ mong ngóng thì ở phương trời xa Ngãi cũng đã trải qua những năm tháng khốn khó. Liên Xô sụp đổ, các hợp đồng bị phá vỡ, lương không được thanh toán, không có việc làm, tiền không có, các thủ tục đi lại phức tạp, đa số lao động bị mắc kẹt không về được, thế là mỗi người tự lo chạy các nơi kiếm sống. Ngãi lần hồi theo một số bạn bè người Việt lang thang nơi này nơi khác, nay làm thuê chỗ này mai chỗ khác chỉ để tồn tại và tìm cơ hội trở về. Rồi Ngãi quen với Thuỷ, một cô gái Việt sang Nga theo một đường dây không chính thức. Hoàn cảnh của Thuỷ cũng éo le, cha mẹ bỏ nhau, cô sống với mẹ ở một tỉnh miền núi.

Khi biết Thuỷ đã có thai Ngãi tỏ ra lo lắng. Anh thú thật với Thủy là mình đã có vợ ở nhà. Hoàn cảnh hiện tại của Ngãi và Thủy cũng vô cùng khó khăn, nên Ngãi đã động viên Thủy bỏ cái thai ấy nhưng cô dứt khoát không chịu. Thuỷ và Ngãi đều làm cái công việc khuân vác hàng thuê trong khu chợ, làm ngày nào biết ngày ấy thôi, ngày nào không có việc là đói, lại thêm việc sinh đẻ thì cũng chưa biết ngày mai sẽ phải sống thế nào. Áp lực ấy, cộng với chuyện Ngãi cứ khăng khăng bắt phải bỏ đứa con trong bụng khiến Thủy rất giận Ngãi. Giận đấy nhưng mà cũng lại rất thương Ngãi. Chẳng qua cũng vì hoàn cảnh cuộc sống mà Ngãi phải ứng xử như vậy. Thuỷ quyết định bỏ về nước sống cùng mẹ và sinh con.

Chạy trốn khỏi làng, cuộc sống của Cần đã phần nào bớt nặng nề. Sau khi chạy trốn khỏi làng cô đã thú nhận sự thật với bà cô họ, Cần được bà cưu mang giúp đỡ. Sẵn tính cần cù chịu khó, cô đã sắm gánh hàng rau vặt ngồi đầu chợ kiếm tiền tự lo cho bản thân để không phải sống bám vào lòng tốt của bà cô và chờ ngày sinh nở.

Giờ đây con gái đã lên ba tuổi. Niềm vui được làm mẹ và không khí cuộc sống mới đã làm cho Cần nguôi ngoai dần những đau khổ dằn vặt về quá khứ của mình ở làng quê. Nhưng Cần vẫn nhớ Ngãi và luôn nghe ngóng thông tin về anh. Cần hiểu là cuộc sống của anh ở nước ngoài cũng trăm phần khó khăn. Cần mong Ngãi có một cuộc sống của riêng anh, đủ hạnh phúc ấm êm để cô bớt mặc cảm tội lỗi trong lòng.

Ngày nghe tin Ngãi đã trở về, và anh đang bị ung thư giai đoạn cuối, Cần buồn lắm, thương Ngãi lắm. Nhưng cô không dám về thăm Ngãi. Cô không thể tự tha thứ cho mình, tự bỏ qua được mặc cảm tội lỗi đối với chồng và gia đình. Cần cũng chẳng bao giờ dám nghĩ rằng Ngãi sẽ tha thứ cho cô.

Nhưng khi nhận được tin bệnh viện không thể cứu chữa, và Ngãi được đưa về nhà, đang trong cơn nguy kịch thì Cần không còn có thể ngồi yên được nữa. Mọi mặc cảm trong cô đã tan biến. Cô chỉ nghĩ rằng cô cần gặp Ngãi, và phải nhanh không thì không kịp. Cần vội vã thu xếp đồ đạc về quê. Dù thế nào cô cũng phải gặp khi anh còn sống, để nói được với anh một lời tạ lỗi, để suốt quãng đời còn lại cô không phải sống trong dằn vặt và day dứt. Chuyến xe khách xuyên đêm đưa Cần từ miền ngược về xuôi, dừng trước cổng ngôi làng mà Cần đã bao năm gắn bó, rồi cũng từ đó mà lưu lạc.

Nhưng Cần đã về muộn, không kịp nữa rồi. Cần khóc ngất bên nấm mộ phủ đầy hoa của Ngãi. Vậy là cô đã không thể nói với anh một lời tạ lỗi. Bao nhiêu chất chứa trong lòng Cần, giờ chỉ có thể hóa thành nước mắt lã chã rơi. Cần khóc như một đứa trẻ.

Trong tột cùng đau khổ mất mát, Cần chợt thấy một bàn tay rất ấm đặt trên vai mình. Một người đàn bà mà Cần không quen, tự giới thiệu với Cần tên Thủy. Thủy đã kể cho Cần nghe câu chuyện tình cảm của Ngãi với Thủy. Thủy nói, trong những ngày Ngãi đau ốm ở quê Thuỷ đã đưa con về và chăm sóc anh đến khi anh từ giã cõi đời.

Câu chuyện của Thủy có làm Cần bất ngờ đôi chút, nhưng lòng cô lại như được xoa dịu những đớn đau nhức nhối trước đó. Cô thầm cảm ơn cuộc đời đã không lấy hết của Ngãi tất cả. Ngãi có Thủy, và có một đứa con. Mẹ của anh cũng sẽ được an ủi phần nào.

Hai người phụ nữ dìu nhau đi ra khỏi nghĩa địa chiều chạng vạng. Thuỷ đưa lá thư của Ngãi viết cho Cần trước khi anh ra đi. Ngãi viết rằng, anh đã biết tất cả sự tình và không hề oán trách Cần. Anh cũng thực lòng mong Cần tha lỗi cho anh, rằng anh đã không mang được hạnh phúc đến cho cô. Anh nói, cô hãy tự do lựa chọn cuộc sống cho mình.

Nhưng điều bất ngờ nhất đối với Cần không phải là bức thư của Ngãi. Cô đã chết điếng khi biết rằng Thuỷ chính là con gái duy nhất của gã đàn ông có cái trang trại giữa cánh đồng làng, gã đàn ông mà cô đã ngã vào vòng tay trong cái đêm mê lú khát tình năm nào và là cha của con cô bây giờ. Cần ngồi rất lâu trên vệ cỏ thở dốc, trách sao cuộc đời lại trớ trêu dường ấy.
Nhưng dù trớ trêu thế nào thì cuộc sống vẫn trôi đi. Mỗi người đều phải quay về với cuộc đời mình, với câu chuyện của riêng mình, buồn vui cho trọn một kiếp làm người. Cần nghĩ, cô sẽ an bài với số phận.

Những quá khứ trong lòng cần được dọn dẹp để Cần trở lại với đời thường của cô. Cần thu xếp hành lý, chuẩn bị đón xe ngược về ngôi nhà, nới con gái bé bỏng của cô đang đợi mẹ. Đang lúi húi xách đồ đợi xe thì Cần nhìn thấy một người đàn ông lầm lũi tiến về phía mình. Dù thời gian trôi qua, nhưng Cần vẫn nhận ra người đó không ai khác, chính là gã chủ trang trại, người đàn ông đã làm thay đổi cuộc đời cô với đủ đắng ngọt vui buồn, sau một đêm giông gió.
Gã đứng trước Cần, nhìn cô hồi lâu, trên tay cầm một chiếc túi cói. Cần không tả được cái nhìn ấy. Cần không dám nhìn lại gã, cô cúi nhìn xuống đôi chân đi dép nhựa của mình. Gã thấy Cần như vậy thì bước thêm một bước nữa, thật gần cô, cầm đôi tay cô đang nắm chặt của cô. Gã bảo:
Cầm lấy cái này nhé.
Nói rồi gã ngoắc chiếc quai túi cói vào cổ tay cô, buông tay cô ra gã ậm ừ:
- Cá khô đấy. Chịu khó mang đi mà ăn, ở trên ấy mùa mưa là hiếm thức ăn lắm tôi không lạ gì. Tôi định là sắp tới đây tôi sẽ bán cái trang trại, rồi thu xếp lên trên ấy với hai mẹ con.
- Hết câu, gã vội vã bước đi không để cho Cần kịp nói lại một lời nào.

Trịnh Đình Nghi
Dương Ngọc Thái
Dương Ngọc Thái
Bạn vừa xem Truyện ngắn tình yêu: Trở Về (tác giả: Trịnh Đình Nghi) trên trang web iini.net, được thành viên Dương Ngọc Thái biên tập vào lúc 2018-03-29T05:38:00+01:00 [nội dung đã được chỉnh sửa/cập nhật gần đây nhất vào lúc 2018-12-19T01:15:45Z].
Bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết liên quan trong danh mục:
Hãy chia sẻ bài viết này lên mạng xã hội nếu bạn thấy hay nhé!
Chia sẻ lên Facebook
Có 0 bình luận cho bài viết "Truyện ngắn tình yêu: Trở Về (tác giả: Trịnh Đình Nghi)"
    Gửi bình luận

    Sửa bài đăng