[Bí Ẩn] Chuyện về Ma Gà và Hũ Mẻ (bậc cao niên kể lại)

22/5/18
(iini.net) Có điều kiện đi lại nhiều các tỉnh đặc biệt các tỉnh có đông đồng bào người: Tày, Nùng, Sán chí, Dao ... ở miền núi phía Bắc. Tôi hay lân la và được nhiều bậc cao niên kể cho nghe về ma gà.

1. Truyền thuyết về ma gà

Không biết là có thật hay không và bây giờ ở đâu đó trong một ngôi nhà nào đó của một người dân nào đó có nuôi dưỡng ma gà hay không? Điều đó thực sự là một điều bí ẩn. Huyền bí như chính những câu chuyện được kể về ma gà và những lời nguyền rùng rợn của nó.

Chuyện về Ma Gà và Hũ Mẻ (bậc cao niên kể lại)
chuyện về Ma Gà (ảnh minh họa từ internet)
góc tâm linh: Thiên đàng ở đâu? Địa ngục ở đâu?

Đêm muộn. Sau một ngày ngồi trên xe vất vả trên những cung đèo ngoằn ngèo gấp khúc tay áo. Tôi nằm trên sàn nhà mệt mỏi. Mắt lim rim lắng nghe tiếng rì rầm khàn đục của cụ Nhiếp, một bậc cao niên của bản Khuổi thương( NV), Bộc Bố, Ba bể, Bắc Cạn kể về truyền thuyết ma gà, ma lang.

Ma gà. Nó gắn với việc sinh, tử của chủ nhà nuôi nó. Ngày xưa vào những ngày con trăng tròn vạnh. Hổ, báo, còn nhiều lắm. Các bản, bản nào cũng có 1 nhóm thợ săn để bảo vệ bản, bảo vệ người và vật nuôi không để cho mãnh thú bắt mất. Khu nào cũng có một con thú làm chúa tể của vùng rừng đấy. Đó là con hổ. Lời truyền lại rằng vào những đêm trăng tròn vành đĩa. Con hổ đó thường tìm những đoạn nước trong, đầu nguồn để nhìn bóng trăng dưới nước. Con này rất tinh khôn và đầy huyền bí. Nó bắt vật nuôi như chó, lợn, dê, bò như rỡn. Vào những ngày đông thức ăn khan hiếm, nó còn bắt cả người. Những con hổ như thế dân bản gọi là hổ tinh.
Khi thợ săn bắn, bẫy được nó việc đầu tiên của người thợ săn có tiếng nói nhất trong nhóm phải làm là đốt hết râu của con hổ đó. Điều này không ai biết vì sao. Cụ Nhiếp chậm rãi nhấp ngụm rượu: Gốc của ma gà đấy!

Cụ nói trong màn đêm bàng bạc. Ánh lửa của bếp gỗ nghiến đã tàn. Phủ lên khúc gỗ cháy dở lớp muội than trắng thếch. Ngoài trời màn sương bàng bạc vắt vẻo len qua từng khe liếp lùa vào nhà sàn lạnh buốt.
Nếu người thợ săn có ý định nuôi ma gà họ sẽ phải bắt đầu từ đấy. Từ bộ râu con cọp tinh này.
Sợi râu cọp tinh sau khi được người muốn nuôi ma gà nhổ đi sẽ được họ mang vào khu rừng sâu nhất, xa nhất nơi mà dân bản thường không lui tới. Ở đó họ sẽ cắm sợi râu đó vào một thân cây măng rừng. Loại măng non của cây tre, luồng mọc giữa đại ngàn xanh mướt.

Từ chỗ cắm chiếc râu cọp tinh trên thân cây măng đó xuất hiện một con sâu( có lẽ là do bọ măng đẻ vào-NV) nó lớn dần lên trong chính thân cây măng đấy.
Sau đủ 90 ngày người cắm sợi râu đó quay trở lại họ chặt cây đó xuống. Chẻ ra và mang con sâu măng đó về.

Trước tiên họ chuẩn bị 1 chiếc chum thật to rửa sạch và để ở góc nhà nơi có giường của người nuôi ma gà ở. Khi mang con sâu về họ cắt tiết gà sống thả con sâu vào đó và đem thắp hương. Sau đó bỏ vào chum cùng con gà vừa cắt tiết. Mọi chuyện diễn ra chỉ một mình người nuôi ma biết.

Họ lặng lẽ và cẩn thận nuôi dưỡng con sâu ma kia. Hàng tháng cứ độ trăng tròn họ lại thả 1 con gà vào trong chum nuôi con sâu đó lớn lên.

Thời hạn để ma gà phát tác là được 3 mùa trăng. Khi con sâu đã lớn, thân ra nhiều lông cứng và ăn nhiều hơn. Lúc này ma lực của con sâu đã lên đến cực đại.

Câu chuyện về ma gà rất ly kì và rùng rợn. Như để bảo vệ vật nuôi, cây, quả, hoa màu người nuôi ma gà chỉ cần lấy lông của nó đốt lên đem tưới khắp vườn hoa qua, hoa màu thì bất kỳ ai lấy về ăn vào sẽ hoá tâm thần ngay tức khắc. Chỉ có biết chính xác đã ăn ở đâu, nhà ai đến đó chính họ giải cho mới khỏi.

Câu chuyện ma gà và bùa yêu là chuyện mà được mọi người quan tâm nhất. Đặc biệt là cánh lính xanh hay đóng quân gần bản. Truyền lại rằng nếu có chàng trai ( hay anh lính) nào bị cô gái nhà có ma gà yêu, nếu không lấy chắc chắn cũng chả nên người. Đi đâu, về đâu cũng chỉ là kẻ ngây ngô, dại dại. Trừ khi về với người con gái hoặc gia đình người đã bỏ bùa họ.

Bùa vẫn là sợi lông của ma gà. Đốt lên trộn vào thức ăn, nước uống. Người bị chài ( NV) sẽ bị ma gà nhập. Ở lại thì không sao, nếu bỏ đi sẽ phát điên, phát dở.
Những câu chuyện mang tính ly kì, huyền bí nhưng không thiếu sự hấp dẫn thuyết phục đến ghê sợ cứ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là những nỗi ám ảnh khiến ai đến vùng đồng bào xa lạ đều ăn nhiều ớt, nhiều tỏi nhằm khắc chế lại bùa phép của ma gà, ma lang.

Có một câu chuyện mà hôm sau cụ Nhiếp mới kể với tôi và từ lúc nghe xong câu chuyện thì tôi tin rằng ma gà là có thật.

Chuyện là nhà kia nuôi ma gà. Chiếc chum đó để trong gian buồng của chủ nhà. Năm đấy nhà ô ta lấy vợ cho con trai. Nàng dâu mới không biết gì về việc này. Kể cả chồng cô ta cũng không biết. Trong nhà chỉ duy nhất một người biết đó là ô bố.

Sau 1 thời gian về nhà chồng, mọi việc vẫn diễn ra bình thường. Nhưng cô con dâu thấy lạ là đàn gà nhà cho dù được chăm bẵm và quản lý bởi chính cô rất tốt. Nhưng tháng nào cũng mất 1 con. Ban đầu cô nghĩ là do cày, cáo về bắt. Nhưng theo dõi thì không phải. Cô lẳng lặng tìm hiểu và cứ độ ngày 15 hàng tháng, bố chồng cô lại bắt 1 con gà giò bóp chết mang thả vào chiếc chum trong buồng ngủ của ông ý. Cô ngạc nhiên lắm và quyết tìm cho ra nguyên nhân trong chiếc chum xám xịt đặt ở góc buồng của bố chồng cô mà từ ngày lấy chồng về cô không bao giờ được tiếp xúc.

Cơ hội đã tới hôm đấy bản bên có giỗ. Bố chồng cô đi uống rượu ở bản bên. Chờ nửa buổi cô bèn vào buồng mở nắp chum. Cô lặng người khi trong chum là một con vật kì quái. Mình đầy lông trông như con sâu nhưng to bằng bắp chân người lớn. Mùi tanh, mùi máu khiến cô bủn rủn chân tay. Sợ hãi cô chạy vội ra bếp sẵn có siêu nước đang sôi cô xách tới đổ luôn vào. Con vật trong chum quằn quại, toàn thân đỏ lên màu máu. Mùi thối, tanh bốc ra nồng nặc. Cô vội đậy nắp chum lại chạy ra khỏi căn buồng kỳ lạ đấy.

Quá ngọ chợt thấy xôn xao đầu bản. Cô chạy ra xem, thấy một nhòm người khiêng bố chồng cô về. Người trắng bệch, mồm miệng toàn máu. Cô nghe mọi người nói lại. Bố cô đang uống rượu thì hộc máu ra và chết luôn tại mâm cỗ.

Câu chuyện về ma gà được cụ Nhiếp kể lại ngắt quãng và rời rạc. Nhưng chắp nối lại trong sự tĩnh mịch, lạnh lẽo của rừng núi khiến tôi cảm thấy như có luồng điện chạy dọc sống lưng.
Và thú thật đến giờ mỗi khi có dịp đi đến nhưng bản làng xa xôi , hẻo lánh tôi vẫn giữ thói quen ăn nhiều tỏi và ớt. Đặc biệt không bao giờ ăn, uống trước chủ nhà.


2. Nuôi mẻ


Trong mỗi gia đình người việt, đặc biệt ở những vùng nông thôn thường nhà nào cũng có 1 hũ mẻ hay âu mẻ, tuỳ thuộc vào vật dụng để nuôi nó.

Nuôi mẻ đơn giản nhưng thật sự cũng lắm công phu và phần nào thể hiện nét huyền bí trong cuộc sống.

Dưới góc nhìn tâm linh và thực sự nghiền ngẫm rất dễ để thấy hũ mẻ trong mỗi gia đình nó mang rất nhiều điều kì lạ

Ban đầu người dân sẽ chuẩn bị một chiếc âu, liễn bằng sành hoặc xứ, kích thước vừa phải. Bước thứ 2 họ sẽ đi xin con mẻ. Họ mang về cho vào âu đã rửa sạch đó rồi bỏ chút cơm nguội để ở 1 góc nào đó nơi bếp ăn.

Mẻ rất kì lạ nếu cho mỡ vào sẽ chết nhưng khi cho xương gà (gà luộc) vào thì lại phát triển bình thường. Mẻ chua, thơm khi nấu canh rất ngon và thanh đạm

Bỏ những nguyên nhân như dùng muôi có mỡ múc mẻ hoặc lẫn các tạp chất khác nếu trong gia đình có âu mẻ tự nhiên đen xạm, mốc meo( con mẻ đã chết) thì phải cẩn thận.

Nếu như nuôi sang âu khác mà mẻ vẫn chết thì mọi việc sinh hoạt hàng ngày nên cẩn thận trong 1 đến 2 năm

Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nghiêm túc việc này. Song qua thực tế và đúc kết từ lâu của những người già chúng ta không thể không lưu ý vấn đề này. Nếu gia đình nuôi mẻ có mẻ chết như đã nói ở trên thì gia đình trong tương lai sẽ gặp rất nhiều điều xui xẻo.

kể chuyện tâm linh: Đấng Thượng Đế sáng tạo hình thành

Hoàng Hồng Viễn
Trịnh Thanh Biên
Trịnh Thanh Biên
Bạn vừa xem [Bí Ẩn] Chuyện về Ma Gà và Hũ Mẻ (bậc cao niên kể lại) trên trang web iini.net, được thành viên Trịnh Thanh Biên biên tập vào lúc 2018-05-22T11:04:00+01:00 [nội dung đã được chỉnh sửa/cập nhật gần đây nhất vào lúc 2018-10-09T14:41:19Z].
Bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết liên quan trong danh mục:
Hãy chia sẻ bài viết này lên mạng xã hội nếu bạn thấy hay nhé!
Chia sẻ lên Facebook
Có 9 bình luận cho bài viết "[Bí Ẩn] Chuyện về Ma Gà và Hũ Mẻ (bậc cao niên kể lại)"
  1. Không biết có ma gà thật hay không nhưng mình đã từng được biết một gia đình bị truyền là có ma gà nên đã xảy ra rất nhiều bi kịch từ lời truyền đồn đó 😥
  2. Chú ơi cho cháu copy bài viết nha
  3. Em có nghe về bùa ngải, câu chuyện này cũng tựa tựa như thế anh ạ. Lẽ nào có thật ? Huyền bí và ám ảnh rợn người... :-o
  4. Có một điều trùng hợp là những câu chuyện huyễn hoặc ma quỷ thường tồn tại ở những nơi có dân trí thấp !
  5. Phần về ma gà tôi không có ý kiến về đó là chuyện hoang đường không có cơ sở. Còn phần nuôi mẻ, tôi ở nông thôn nên biết thời gian những năm 90 trở về trước hầu như nhà nào ở quê cũng nuôi - nhà tôi cũng thế, thức ăn cho em là cơm nguội. Tôi nghe chuyện, người Mường nuôi mẻ bằng thức ăn thừa, xương gà xương lợn thừa đều trút hết vào chum mẻ của họ - câu chuyện này khiến chúng tôi rất ngán và thực tế nhiều người không dám ăn món do người Mường nấu có mẻ. Còn chuyện bạn này nghĩ nuôi mẻ mà để nó chết thì gia chủ gặp chuyện không may là nói sai. Nhà tôi và tất cả những gia đình nuôi mẻ hồi đó, việc mẻ chết gây lại (nuôi bình mới) là bình thường chả sao cả. Mẻ không ăn mẻ chết - giống này ăn cơm nguội, nhưng bỏ cơm thiu, cơm nóng (hơi nóng thôi) nó sẽ chết.
  6. Đây là câu chuyện của một cựu chiến binh bên Campuhia tự kể. Nếu phủ nhận thì chỉ có thế nói bác ccb này bịa ra chuyện.
    Tôi copy nguyên văn.

    TÁC GiẢ: Nguyễn Lâm Hải
    Nhóm: Trải nghiệm tâm linh
    Chap 1: Người chết trở về

    Xin kể 1 chuyện có thật 100% mà Lâm Hải tôi là người trong cuộc..

    Vào năm 1985.chiến trường, khi ấy đã là tháng 7 âm lịch, tôi ở trung đoàn hỏa lực tiếp ứng bộ binh, vào 1 chiều chạng vạng tối. Núi rừng Xiêm Riệp âm u, trung đội 7 - đại đội 3 xuất quân ứng chiến với các đơn vị khác truy kích polpot. Tối hôm ấy nhận nhiệm vụ trực ban, độc gác xung quanh trại...tôi còn nhớ rõ, tầm khoảng 7 giờ, nhiều tiếng súng rộ lên về phía núi lẫn lộn trong tiếng Ak, RPD, B40_có tiếng đề pa của súng cối và DKZ của đơn vị tôi tiếp ứng...

    Gần 8 giờ, tiếng súng thưa dần rồi tắt hẳn... Lát sau trong ánh trăng mờ ảo của ngày 16 âm lịch, từ phía bìa rừng tôi thấy rõ ràng 2 người lính đang dìu nhau đi về phía cổng của trung đoàn... Trong đó tôi nhận ra thằng bạn tên là Quốc 19 tuổi, ( dễ nhận ra vì chân nó đi 2 hàng ) tôi chạy lại cổng gọi vệ binh yểm trợ nếu có bất ngờ.. Tới cổng nhìn ra rừng thì không thấy ai cả, tôi và 4 vệ binh giương súng cảnh giác..

    Lát sau trung đội 7 về, khi đi có 21 người, khi về có 2 tử sĩ và 3 người bị thương. Kinh khủng hơn khi mở 2 tấm tăng ôm xác tữ sĩ....thì đó là.... Quốc và 1 người quê Long An...thì ra hồn 2 đứa nó khi lìa xác đã chạy về đơn vị.... Tôi vào lấy chiếc balo của Quốc, mở ra thì có 1 tờ giấy như sau:

    Tuổi 19 tôi mang nhiều cay đắng
    Vì nước nhà nên khoác áo chiến binh
    Sẽ ra đi không có ngày trở lại
    Hồn lạc loài, thờ thẫn khóc dưới trăng......

    ( kỹ niêm đòi NVQS campuchia)
  7. Bàn về vấn đề này thật khó.
    Nhưng tôi đã từng chứng kiến cùng với một anh bạn thân (cùng chứng kiến) khi là sinh viên đại học một sự kiện rất lạ. Đó là bóng người phụ nữ áo trắng xuất hiện và biến mất rất kỳ bí, nếu là người bình thường thì không thể đi đâu được. Có lẽ phải có điều gì bí ẩn.
    Điều trùng lặp là khi tôi kể lại thì bạn Trần Đình Tuấn kể lại rằng chính anh đã từng đi theo một bóng người phụ nữ, xách túi du lịch hẳn hoi ở nhà máy điện Việt Trì thời bị bom Mỹ đánh phá. Tìm kỹ thì không biết người phụ nữ đó đi đâu? Dù có lúc cách (10-50 mét) trong đêm tối. Thời anh Tuấn còn thanh niên, chắc khoảng 1975 gì đó.
    Kể lại thì các cụ già ở quê anh bảo... Ma chêu?
    Khó là những vụ việc kiểu này hay bị thêu dệt thêm lên rất khó trao đổi sáng tỏ.
    Nhưng theo tôi là có tồn tại.
  8. Chẳng biết đúng sai thế nào nhưng mình cũng có người bạn là dân tộc Tày. Cậu ấy cũng kể nhưng nó hơi khác. Ma gà dc nuoi ở trong trum ngày rằm thì bỏ một con gà con vào cho ăn. Chỉ nghe mấy tieng kêu rồi tắt hẳn. Khác nữa là khi mở ra ở trong ko thấy gì. Cũng là để giữ nhà. Nếu ai lấy vật gì của nhà ấy thi sẽ bị ma gà theo hành đến khi mang trả lại đúng chỗ cũ mới tha...
  9. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền núi. Nơi mà nói đến ma gà rất nhiều người già tin. Tôi cũng chứng kiến cảnh người bị ma gà nhập, hành động, lời ăn tiếng nói rất khác thường, trở thành người khác. Tuy nhiên tôi lại ko tin theo chiều hướng ma quỷ. Chú họ tôi, năm nay gần 90 tuổi cũng không tin, chú cho rằng "đây là yếu tố gia truyền của một thiểu số gia đình, liên quan đến gien" còn cụ thể ra sao chú cũng ko rõ lắm. Tôi cũng có kiến giải riêng, nhưng chưa có thời gian để viết lại.
Gửi bình luận

Sửa bài đăng